Mức miễn/ giảm từ 30% đến 100% khoản phí dịch vụ công chứng theo yêu cầu (Thù lao công chứng). Mức miễn, giảm cụ thể sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và do ông/bà Trưởng phòng tiếp nhận hồ sơ đề xuất.
Người yêu cầu công chứng thuộc diện được miễn/ giảm cần xuất trình các giấy tờ sau:
– Người nghèo sẽ xuất trình một trong các giấy tờ như Bản chính hoặc bản sao Sổ hộ nghèo, Thẻ hộ nghèo, Giấy xác nhận thuộc diện nghèo của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội, cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nơi người có yêu cầu làm việc hoặc cư trú. Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết được người có tên trong giấy tờ đó là người thuộc diện hộ nghèo (như Thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, Sổ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội của người nghèo…).
– Đối với người có công với cách mạng, giấy tờ có thể xuất trình gồm 8 loại: Quyết định công nhận thuộc một trong các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Giấy xác nhận thuộc diện người có công với cách mạng của cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc của UBND cấp xã nơi người có yêu cầu cư trú cấp; Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Giấy chứng nhận bệnh binh; Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công kèm theo giấy tờ xác nhận về mối quan hệ thân nhân (cha, mẹ đẻ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi hoặc không có năng lực hành vi dân sự…) với liệt sĩ (như Sổ hộ khẩu gia đình, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh…) hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã; Huân chương, Huy chương hoặc giấy tờ xác nhận khác có ghi nhận họ thuộc diện người có công với cách mạng; Bằng có công với nước, Kỷ niệm chương hoặc giấy chứng nhận bị địch bắt, tù đày; Các loại giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết được người có tên trong giấy tờ đó là người có công với cách mạng. Trường hợp những người thuộc diện người có công với cách mạng bị thất lạc giấy tờ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
– Người già cô đơn không nơi nương tựa có thể xuất trình một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Nhà dưỡng lão, tổ chức chính trị – xã hội nơi người đó sinh hoạt; Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết rằng người có tên trong đó là người già cô đơn không nơi nương tựa.
Miễn, giảm thù lao công chứng cho người nghèo, người có công với cách mạng
– Người tàn tật không nơi nương tựa sẽ xuất trình một trong các giấy tờ gồm: Giấy xác nhận là người tàn tật không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú; Giấy xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Hội người tàn tật hoặc của cơ sở trợ giúp người tàn tật khác hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, sinh hoạt; Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết rằng người có tên trong đó là người tàn tật không nơi nương tựa.