Phân chia di sản thừa kế cho gia đình như thế nào?

Câu hỏi:
Ông Đặng và bà Thu có 5 người con chung là Hải, khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh 2 người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh mất ở nga năm 2006. Năm 2008 ông Đặng chết. Năm 2009 bà Thu chết. Bốn tháng sau khi bà Thu chết, các con và con dâu của ông và bà gồm: Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng hợp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông bà.
Qua điều tra được biết qua quá trình chung sống, Anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng, Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thu trị giá 440 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Hỏi Theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Mỗi người nhận bao nhiêu?
Trả lời: 
Vì không ai trong số những người đã chết để lại di chúc. Nên di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Trường hợp này chúng tôi áp dụng Điều 676 Bộ luật dân sự và thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật dân sự)
Điều 676 Bộ luật dân sự bao gồm:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật dân sự)

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Ông Hải chết trước, nên phân chia di sản thừa kế của ông Hải như sau:

      – Di sản thừa kế của ông Hải lúc đó bao gồm 50 triệu (là 1/2 số tài sản chung của ông bà Hải và bà Sơn)

      – Hàng thừa kế thứ 1 của ông Hải bao gồm 5 người : Ông Đặng, bà Thu, Bà Sơn, anh Dương và anh Lâm.

      – Mỗi người được hưởng phần bằng nhau là 1/5 giá trị tài sản 50 tr là 10 triệu.

Phân chia di sản thừa kế của Ông Đặng bà Thu như sau:

Vì ông Hải chết trước bố mẹ, nên vợ ông Hải là bà Sơn không có quyền hưởng di sản thừa kế của ông Đặng và bà Thu. Mà 2 người con của ông Hải là Dương và Lâm sẽ được thế vị vào chỗ của bố mình.

      – Di sản thừa kế bao gồm: 20tr thừa kế từ ông Hải, và 440tr là tài sản chung của ông bà

      – Những người được hưởng di sản thừa kế của ông bà là: Khoan, Đừng, Chấm, Dứt và 2 người cháu là Dương và Lâm.

      – Phân chia như sau: 4 người Khoan, Đừng, Chấm, Dứt mỗi người được hưởng 1/5 tổng giá trị di sản ông bà để lại tương đương giá trị 92 triệu. Hai cháu Dương và Lâm chia nhau hưởng 1/5 giá trị tài sản ông bà để lại, mỗi người được 46 triệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902082699